1. Cơ sở khoa học của việc xác lập và thực hiện nguyên
tắc tham vấn
Trong quá trình
tham vấn nhà tham vấn và thân chủ phải tuân thủ các nguyên tắc tham vấn và mối
quan hệ giữa nhà tham vấn với thân chủ.
Nhà tham vấn phải tuân theo những nguyên tắc tham vấn nhất định vì:
- Các nguyên tắc tham vấn là yếu tố để phân biệt tham vấn
như một nghề, khác với tư vấn, cố vấn hoặc các cuộc chuyện trò, giúp đỡ khác.
- Lòng tin là nền tảng của mối quan hệ tham vấn, việc
tuân theo các chuẩn mực đạo đức là rất quan trọng nhằm xây dựng và duy trì niềm
tin với thân chủ.
- Tham vấn là một nghề giúp đỡ những người gặp phải vấn đề
hoặc những rủi ro, bất ổn trong cuộc sống, việc không tuân thủ các chuẩn mực đạo
đức không những không giúp được thân chủ mà có thể còn làm phương hại đối với
thân chủ. Nhà tham vấn ở một mức độ nhất định có quyền lực trong quan hệ tham vấn,
việc lạm dụng quyền lực là trái với đạo đức. Khi hành nghề, ngoài các đòi hỏi về
năng lực, phẩm chất nhà tham vấn phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc đạo đức
nghề nghiệp.
2. Các nguyên tắc tham vấn cơ bản
2.1. Giữ bí mật thông tin liên quan đến thân chủ và vấn
đề của thân chủ
Đảo bảo tính bí mật là nguyên tắc quan trọng hàng đầu của
hoạt động tham vấn tâm lý. Tại sao phải giữ bí mật? Nhà tham vấn có trách nhiệm
phải đảm bảo bí mật ở mức độ nào, trường hợp nào? Và có trường hợp nào nhà tham
vấn không cần giữ bí mật không? Đó là nội dung nguyên tắc đạo đức trong phần
này.
Quyền được tôn trọng cá nhân
a. Tôn trọng tính cá nhân và riêng tư: Nhà tham vấn tôn
trọng quyền được tôn trọng cá nhân và đảm bảo bí mật cho khách hàng, tránh tiết
lộ những thông tin không đảm bảo và không hợp pháp.
b. Trường hợp miễn trừ (trường hợp được khách hàng cho
phép): Quyền được tôn trọng cá nhân của khách hàng sẽ được miễn trừ khi khách
hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng cho phép.
c. Những ngoại lệ: Những đòi hỏi chung đối với nhà tham vấn
là phải giữ bí mật cho khách hàng, nhưng trong một số ngoại lệ, đòi hỏi chung về
việc giữ bí mật không còn hiệu lực như khách hàng có những dấu hiệu chuẩn bị
làm hại bản thân hoặc người khác, hoặc khi pháp luật yêu cầu tiết lộ những
thông tin. Nhà tham vấn có thể tham khảo ý kiến của những nhà chuyên môn khi
nghi ngờ về tính pháp lý của những trường hợp ngoại lệ phải tiết lộ thông tin.
d. Đối với những khách hàng có bệnh lây truyền hoặc những
bệnh nguy hiểm: Nếu nhà tham vấn có đủ thông tin để khẳng định rằng khách hàng
của mình có bệnh lây truyền hoặc những bệnh nguy hiểm đến người khác, nhà tham
vấn phải xem xét và tiết lộ những thông tin này cho người có quan hệ với khách
hàng của mình và khả năng bị lây nhiễm. Trước khi tiết lộ thông tin với đối tượng
thứ ba, nhà tham vấn phải chắc chắn rằng khách hàng chưa hề tiết lộ thông tin
này với đối tượng thứ ba và cũng không có ý định tiết lộ thông tin trong tương
lai.
e. Sự tiết lộ thông tin theo yêu cầu của toà án: Khi toà
án yêu cầu phải tiết lộ thông tin của khách hàng nhưng không có sự đồng ý của
khách hàng, nhà tham vấn có thể yêu cầu toà án không tiết lộ những thông tin có
nguy cơ gây tổn hại đến khách hàng hoặc đến mối quan hệ tham vấn.
f. Tiết lộ thông tin tối thiểu: Trong những trường hợp
đòi hỏi nhà tham vấn phải tiết lộ thông tin, nhà tham vấn chỉ tiết lộ những thông
tin cơ bản nhất. Nếu có thể, nhà tham vấn cần thông báo trước với khách hàng về
việc tiết lộ thông tin của mình.
g. Giải thích về những hạn chế: Ngay trong giai đoạn đầu
của quá trình tham vấn và trong cả suốt quá trình sau đó, nếu có thể, nhà tham
vấn cần thông báo cho khách hàng biết về những hạn chế về việc đảm bảo tính bí
mật và xác định những tình huống có thể dự đoán được về việc tiết lộ thông tin.
h. Những người có liên quan: Nhà tham vấn phải nỗ lực hết
sức trong việc đảm bảo tính bí mật của khách hàng đối với những người có liên
quan như đồng nghiệp, giám sát, trợ lý, và những người tình nguyện làm việc.
i. Những người trong nhóm làm việc: Nếu việc chữa trị của
khách hàng đòi hỏi phải được xem xét, bàn bạc bởi một nhóm làm việc, nhà tham vấn
phải thông báo cho khách hàng biết về sự tồn tại của nhóm làm việc cũng như
thành phần tham dự của nhóm.
Đảm bảo bí mật trong khi làm việc với nhóm và với gia
đình.
a. Làm việc với nhóm: Khi làm việc với nhóm, nhà tham vấn
phải xác định rất rõ về tính đảm bảo bí mật và những giới hạn của nó. Nhà tham
vấn phải giải thích về tầm quan trọng của việc đảm bảo bí mật trong nhóm và thảo
luận về những khó khăn trong việc duy trì tính bí mật trong khi làm việc nhóm.
Thực tế cho thấy, tính đảm bảo bí mật khó có thể được đảm bảo khi có sự giao tiếp
giữa những thành viên trong nhóm.
b. Tham vấn gia đình: Khi làm việc với gia đình, thông
tin về một thành viên trong gia đình không được tiết lộ cho thành viên khác
trong gia đình khi không được sự đồng ý của thành viên đó. Nhà tham vấn phải đảm
bảo tôn trọng tính riêng tư và cá nhân của mỗi thành viên trong gia đình.
Đối với khách hàng là người nhỏ tuổi hay người không có
khả năng đưa ra thông tin thoả thuận: Khi nhà tham vấn làm việc với trẻ nhỏ hay
những khách hàng không có khả năng đưa ra thông tin thoả thuận, việc tham gia của
cha mẹ hay người bảo vệ hợp pháp trong quá trình tham vấn là cần thiết. Nhà
tham vấn hành động dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi cao nhất của khách
hàng và đảm bảo tính bí mật được tôn trọng.
Về việc ghi chép
và lưu giữ:
a. Sự cần thiết phải ghi chép: Nhà tham vấn phải lưu giữ
lại những thông tin ghi chép về khách hàng nhằm phục vụ cho mục đích cung cấp dịch
vụ tham vấn cũng như trong trường hợp có sự đòi hỏi của pháp luật, theo những
quy định của cơ sở làm việc.
b. Tính bí mật của thông tin ghi chép: Nhà tham vấn phải
có trách nhiệm đảm bảo tính an toàn và bí mật của những thông tin mà mình đã
ghi chép, đã lưu giữ, chuyển sang cho người khác, hay phá huỷ những thông tin ở
dạng viết tay, ghi âm, máy tính, hay lưu giữ ở bất cứ hình thức nào.
c. Cho phép ghi chép và quan sát: Trước khi tiến hành ghi
chép và quan sát, nhà tham vấn phải xin phép khách hàng.
d. Khách hàng tiếp cận thông tin ghi chép và lưu giữ: Nhà
tham vấn cần phải nhận ra rằng, việc ghi chép và lưu giữ thông tin là vì lợi
ích của khách hàng. Vì vậy, khi những khách hàng có đủ năng lực hành vi yêu cầu,
nhà tham vấn phải để khách hàng tiếp cận với những thông tin đã ghi chép dưới dạng
bản gốc hay copy, trừ những trường hợp thông tin có thể gây ra sự hiểu nhầm của
khách hàng hay những thông tin có ảnh hưởng xấu đến khách hàng. Trong trường hợp
khách hàng không phải là một người, việc tiếp cận thông tin chỉ dành cho từng
người trong phần ghi chép về mình chứ không được xem bản ghi chép về người khác
nếu chưa có sự đồng ý.
e. Sự chia sẻ hay chuyển đổi: Nhà tham vấn phải xin phép
bằng văn bản trong việc chia sẻ những thông tin hay chuyển đổi những thông tin
bí mật (trừ những trường hợp đã được liệt kê trong mục I. Nhà tham vấn phải từng
bước đảm bảo rằng việc nhận được những thông tin ghi chép trong quá trình tham
vấn là một phần rất nhạy cảm trong việc lưu giữ thông tin bí mật khách hàng.
2.2. Tôn trọng thân chủ
Theo các chuyên gia Mỹ, tôn trọng thân chủ thể hiện thông
qua một số luận điểm sau:
- Luận điểm 1: Quyền được thừa nhận
Mỗi người có một giá trị nhất định và có quyền phát triển
giá trị đó theo cách của họ, cũng như việc họ không được vi phạm vào quyền này
của ngời khác trong quá trình phát triển của mình.
- Luận điểm 2: Tôn trọng năng lực và giá trị
Mỗi người đều có những năng lực, khả năng riêng và có giá
trị nhất định được tôn trọng như 1 con người.
- Luận điểm 3: Có trách nhiệm với những lựa chọn của mình
Tôn trọng họ, không phán xét họ, chấp nhận những quan điểm
của họ (theo thang giá trị của họ).
Tôn trọng thân chủ thể hiện:
+ Thân chủ có quyền trình bày các suy nghĩ, cảm xúc của
mình.
+ Đừng ép thân chủ lệ thuộc vào mình, để cho họ tự quyết
định.
2.3. Tin tưởng vào khả năng giải quyết và ra quyết định
thực hiện của thân chủ
Nhà tham vấn cần phải có cái nhìn tích cực, tin tưởng rằng
thân chủ có khả năng giải quyết vấn đề của chính họ, từ đó phải mạnh dạn trao
quyền tự quyềt, giao việc cho họ, khích lệ họ và trợ giúp họ để thực hiện công
việc được giao.
2.4. Thân chủ trọng tâm – thân chủ và vấn đề của thân
chủ là trung tâm của quá trình tham vấn
Nguyên tắc này thể hiện trong quá trình tham vấn phải xác
định được rằng thân chủ và vấn đề của thân chủ là trung tâm. Do đó, nhà tham vấn
không được áp đặt kinh nghiệm chủ quan của mình lên thân chủ, không đưa ra lời
khuyên, không làm hộ, làm thay thân chủ mà phải trao quyền tự quyết cho thân chủ
và bằng các biện pháp hỗ trợ, nhằm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề của
thân chủ.
2.5. Hướng tới hiệu quả của việc giải quyết vấn đề,
không lấy lợi ích của nhà tham vấn làm mục tiêu của quá trình tham vấn
2.6. Không áp đặt kinh nghiệm của nhà tham vấn lên vấn
đề của thân chủ
Nguyên tắc này thể
hiện, nhà tham vấn trong quá trình tham vấn cho thân chủ tránh đưa ra lời
khuyên, tránh áp đặt những suy nghĩ, quyết định của mình với đối tượng.
- Không phê phán thân chủ ngay cả khi thân chủ có những
hành vi, cách nhìn nhận không phù hợp. Sự phê phán sẽ làm cho thân chủ thu
mình, không dám chia sẻ và hợp tác.
2.7. Có quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm toàn diện,
phát triển trong cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề của thân chủ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét