1. Tác
động của gia đình .
Nguồn
gốc gia đình của chúng ta ảnh hưởng đáng kể đến sự trưởng thành của chúng ta.
Các mối quan hệ gia đình ảnh hưởng đến cách cư xử và hành vi trong cuộc sống
hàng ngày của chúng ta. Vì lý do này mà khi giúp trẻ vượt qua những khó khăn và
thách thức trong cuộc sống thường kéo theo việc tham vấn với gia đình trẻ.
Nhà tham
vấn chủ yếu quan tâm đến việc giải quyết các nguyên nhân sâu xa trong các vấn
đề của thân chủ, các vấn đề thường bị gây ra hoặc trở nên nghiêm trọng bởi động
lực gia đình.
2. Các
đặc trưng của một gia đình lành mạnh.
Về cơ bản,
gia đình lành mạnh mang lại sự bình yên cho từng thành viên đồng thời thay đổi
để thích nghi với tình huống mới.
- Có một
niềm tin mạnh mẽ : Các thành viên trong gia đình không có thái độ quá đối lập
nhau và tránh đổ lỗi cho nhau.
- Sum
họp : Những gia đình lành mạnh sống trong bầu không khí vui vẻ, hóm hỉnh và
thoải mái.
- Tôn
trọng cuộc sống riêng tư của nhau : Các thành viên gia đình quan tâm đến nhau
và không nghiên trọng hóa cuộc sống.
- Duy
trì những ranh giới bền vững nhưng mềm dẻo : Những gia đình lý tưởng có sự liên
minh chặt chẻ giũa cha mẹ và có mối quan hệ rõ ràng với những thế hệ khác trong
và ngoài gia đình.
3. Mục
tiêu của tham vấn gia đình.
- Giúp
các gia đình thay đổi các kiểu ứng xử để cải thiện cách thức họ thường thực
hiện.
- Giúp các
thành viên trong gia đình dễ dàng giao tiếp với nhau hơn.
- Tạo cơ
hội cho mỗi thành viên trong gia đình bày tỏ một cách trung thực về cảm xúc của
họ.
- Hướng
dẫn các thành viên trong gia đình có thể sử dụng các kỹ năng và các nguồn lực
để đối mặt với sự căng thằng và mâu thuẩn.
4. Tham
vấn gia đình hiệu quả .
- Trong
cuộc gặp gỡ ban đầu với gia đình, hãy làm sáng tỏ các mục tiêu tham vấn và vai
trò của nhà tham vấn.
- Gặp gỡ
với từng thành viên trong gia đình và lắng nghe mà không phê phán về sự thật
trải qua của mỗi người.
- Sử
dụng các kỹ năng thông cảm và giao tiếp để khai thác những gì mà mỗi thành viên
trong gia đình đang trải qua(bao gồm suy nghĩ, cảm xúc, và hành vi).
- Nắm
được những gì mà từng thành viên trong gia đình muốn thay đổI về cách gia đình
đó đang thực hiện và giúp họ những thay đổI để thỏa mãn các nhu cầu của từng
thành viên.
- Có thể
làm việc vớI gia đình như một người đồng minh và ngườI hòa giảI trong giao tiếp
hơn là một ‘chuyên gia”.
- Cho
phép các thành viên trong gia đình bày tỏ thái độ giận dữ trong các cuộc tham
vấn gia đình.
- Hãy
năng động, khởi xướng các cuộc trao đổi, và đề ra các gợi ý.
- Để mọi
người nói xong và mời các thành viên ít nói đưa ra nhận xét.
- Phản
ánh những trao đổi của gia đình để bổ sung thêm vào nhận thức của họ về mô hình
và động cơ của gia đình có vấn đề.
- Có khả
năng tham gia vào nhiều “phía” ở bất cứ thời điểm nào.
5. Nhà
tham vấn gia đình nên tránh.
- Nói ai
nên làm gì.
- Tự suy
diễn về động cơ bên trong của mọi người.
- Thiên
về sự hiểu biết của mình hơn là hiểu biết thân chủ
- Đứng
về một “phía” hoặc “vào bè phái” với bất cứ thành viên nào trong gia đình nhằm
ủng hộ họ.
- Nhận
quá nhiều trách nhiệm (gia đình phải chịu trách nhiệm cho sự thay đổi của họ).
- Làm
cho gia đình những gì họ có thể tự làm.
6. Các
kỹ năng tham vấn gia đình.
- Khả
năng giải thích các vấn đề theo cách khác để khuyến khích các thành viên trong
gia đình nhận thức khác để hành động theo cách khác.
- Giao
nhiệm vụ cho họ để họ có hành động cụ thể để cải thiện cuộc sống của họ.
- Sử
dụng các câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề, tạo sự tham gia và đảm bảo “nhiệm vụ”
của tham vấn.
- Thể
hiện sự thông cảm là cảm nhận được thế giới riêng của thân chủ như thể nó là
của chính mình. Thông cảm nên được thể hiện với tất cả các thành viên trong gia
đình chứ không phải với chỉ người đang nói.
7. Các
bước để bắt đầu một cuộc tham vấn gia đình.
- Giải
thích với các thành viên trong gia đình mục tiêu tham vấn và vai trò của mình
với tư cách nhà tham vấn và họ có thể trông đợi gì từ quá trình tham vấn.
- Hoan
nghênh mọi người (cả trẻ em) đến tham vấn với sự chấp nhận và quan tâm.
- Bày tỏ
sự quan tâm đến gia đình (hỏi thăm về sinh hoạt nghề nghiệp, việc đi học của
con cái…)
- Đảm
bảo rằng mọi thành viên trong gia đình đều cảm thấy được hoan nghênh.
- Noí
với họ là mọi thông tin do họ tiết lộ trong các cuộc tham vấn cũng như các tài
liệu viết mô tả nội dung các cuộc tham vấn sẽ được giử bí mật.
- Tôn
trọng thanh thiếu niên
- Hãy
sáng tạo trong cách đặt câu hỏi.
- Dành
nhiều thời gian để kết thúc cuộc tham vấn đầu tiên với gia đình.
- Trước
khi kết thúc, nhớ sử dụng kỹ năng tóm lược để tổng kết lại những gì gia đình kể
với mình suốt cuộc tham vấn.
- Mang
lại hy vọng rằng thay đổi tích cực có thể xảy ra.
( Trích: “Tài
liệu tập huấn, lớp đào tạo giảng viên về công tác tham vấn”, Ủy ban BV và
CSTEVN và Unicef VN, Hà Nội năm 2002.)
:P@ Vatinam +
Trả lờiXóaCảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tớ, chúc bạn một ngày tốt lành và tràn đầy niếm vui nhé...
thanks bác
XóaSang nhà pác rồi thấy hay hay về sửa lại cho giống. Mấy tấm hình xoay chóng mặt quá, cách này hay đấy. Đa tạ nha:)):)):))
Trả lờiXóa:D:
XóaXin chao?
Trả lờiXóaMinh dang hoc khoa phuc loi xa hoi hoc o nuoc ngoai. Co rat nhieu phan ly thuyet kho hieu. Doc lai phan duoc dich bang tieng Viet o trang nay giup ich cho minh rat nhieu. Hien tai minh rat quan tam den cac ky thuat tu van (cac mau gia dinh tri lieu)neu co tai lieu bang tieng Viet va chi tiet hon rat mong ban dua len gium.Xin chan thanh cam on.
Cảm ơn bạn đã để lại comment ! nhưng đây là lần thứ 3 mình trả lời một comment nặc danh :P ...
XóaNếu bạn đang học ở nước ngoài, vậy là bạn có điều kiện tiếp thu những kiến thức và phương pháp mới rất tốt rồi. Bạn có thể tìm hiểu thêm về một số tài liệu nước ngoài, mình nghĩ là rất phong phú và hữu ích :D